Bối cảnh Trận_Leyte

Quần đảo Philippines là nguồn cung cấp nhiều nguyên vật liệu quan trọng cho nền công nghiệp Nhật, đặc biệt là cao su. Đồng thời đây là một mắc xích chiến lược nằm trên tuyến đường biển bắt đầu từ đảo BorneoSumatra. Từ nơi này, dầu hỏa được vận chuyển tới chính quốc Nhật đi ngang qua Philippines. Vì những lý do trên nên Philippines đóng một vai trò sống còn đối với Đế quốc Nhật Bản trong chiến tranh. Về phía Mỹ giá trị quần đảo cũng không kém phần quan trọng khi chiếm lại được Philippines, quân Mỹ sẽ dễ dàng cô lập được quân Nhật ở Trung Quốc và các nơi khác trên chiến trường Thái Bình Dương. Đối với Tướng MacArthur còn có một lý do cá nhân khác: 2 năm trước khi di tản khỏi Philippines, ông đã hứa sẽ hứa sẽ trở lại, và ông đã khẳng định rằng nghĩa vụ của người Mỹ là phải giải phóng nơi này càng nhanh trong mọi khả năng có thể.

Từ tháng 9 đến đấu tháng 10-1944, những hàng không mẫu hạm thuộc Đệ tam Hạm đội Hoa Kỳ dưới quyền Đô Đốc William F. Halsey hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các chiến dịch ở PalauMorotai. Họ đã phá hủy gần 500 máy bay và 180 thương thuyền của đối phương. Và sau những chiến thắng ở quần đảo Philippines, Okinawa, và Đài Loan khiến việc thực thi nhiệm vụ ở đây khả thi hơn bao giờ hết.

Leyte là một trong những hòn đảo lớn thuộc quần đảo Philippines. Xung quanh đảo được bao bọc bởi nhiều vịnh nước sâu và những bãi biển cung cấp vị trí lý tưởng phương tiện đổ bộ và việc tiếp tế một cách nhanh chóng. Bên trong đất liền có một hệ thống Đường cao tốc số 1 dài 40 dặm (65 km) chạy dọc theo bờ biển phía đông từ thị trấn Abuyog lên phía bắc đến eo biển San Juanico ngăn cách đảo Leyte và Samar, thuận lợi cho sự di chuyển của các đơn vị bộ binh cũng như xe tăng, đồng thời là cơ sở ban đầu để xây dựng sân bay tại đây. Từ căn cứ trên đảo Leyte Không quân Mỹ có thể thực hiện các cuộc không kích tại bất kỳ nơi nào ở Philippines.

Bản đồ cuộc đổ bộ lên đảo Leyte 20 tháng 10-1944

Chiếm phần lớn diện tích hòn đảo là dãy núi chính với rừng mưa rậm rạp chạy theo hướng Bắc Nam và chia nơi này thành hai thung lũng hay hai đồng bằng duyên hải. Thung lũng Leyte lớn hơn trải rộng từ bờ biển phía bắc dọc theo bờ biển phía đông và là nơi tập trung hầu hết các thị trấn và đường giao thông trên đảo. Thung lũng Ormoc nằm phía tây hòn đảo, được nối với vịnh Leyte bởi con đường cao tốc số 2 quanh co bắt đầu từ thị trấn Palo ở bờ biển phía đông, sau đó chạy theo hướng tây bắc qua thung lũng Leyte đến bờ biển phía bắc, rồi vòng xuống phía nam đi xuyên qua chỗ thắt lại của dãy núi để đến phía bắc thung lũng Ormoc. Tại đây con đường tiếp tục đi xuống phía nam đến hải cảng ở Thành phố Ormoc rồi đi dọc theo bãi biển phía tây đến thị trấn Baybay. Cuối cùng con đường quay trở lại bờ biển phía đông bằng cách băng qua phần thắt dãy núi để nối với dường cao tốc số 1 tại Abuyog. Ngoài các thị trấn ra, một phần ba đảo Leyte ở phía nam còn rất hoang sơ. Địa hình nơi này hiểm trở với nhiều núi cao, đỉnh cao nhất đạt tới 4,400 feet (1,340 m), cùng với các mỏm đá lởm chởm, hang động, và hẻm núi đặc trưng của các đảo núi lửa khiến nơi đây trở thành vị trí lý tưởng cho việc phòng thủ. Nếu chậm trễ trong việc đổ bộ lên đảo, người Mỹ đã có lẽ phải trả giá bằng việc chuyển tới đây nhiều máy bay ném bom, cũng như phải tiếp tế nhiều hơn để chống chọi với những cơn mưa gió mùa.

Đoàn hộ tống quân Mỹ gần Leyte

Dân số trên đảo khoảng hơn 900.000 người, phần lớn là ngư dân và nông dân, được hi vọng có thể hỗ trợ cuộc đổ bộ của lính Mỹ. Vì nhiều cư dân nơi đây đã giúp đỡ phong trào du kích chống lại quân Nhật chiếm đóng mặc dù bị đàn áp một cách tàn bạo. Theo tin tình báo, người Mỹ ước lượng có khoảng 20.000 quân Nhật trên đảo, phần lớn thuộc Sư đoàn 16 do Trung tướng Shiro Makino chỉ huy.